Ăn uống thế nào cho tiết kiệm?
Thật ra chẳng du học sinh nào mới đi du học mà đã biết điều với túi tiền của mình mặc dù đã tham khảo qua những lời khuyên tư vấn du học Đó là những ngày đầu tháng xả láng đồ ăn nhanh, tối về nhấp chuột gọi sushi giao hàng tận cửa, buồn buồn “kéo ghế” tại những cửa hàng đặc sản địa phương, để rồi cuối tháng tới một đồng bánh mì cũng còn đôi ba xu thiếu. Nhiều lần phải rơi vào cảnh đói, gom góp nhiều kinh nghiệm xương máu, tự khắc bạn sẽ biết cách “khéo co thì ấm”.
Như đã nói ở trên, thẻ sinh viên sẽ giúp bạn nhận được nhiều chương trình giảm giá hấp dẫn, nhưng không phải tất cả (thật ra chẳng có chiếc thẻ nào có thể kêu gọi tất cả các doanh nghiệp cùng đồng lòng tham gia giảm giá cho sinh viên). Để mở rộng cơ hội và giá trị ưu đãi, bạn nên tìm tới các thẻ giảm giá. Ở thành phố thời du học của tôi (Besancon, Pháp), chiếc thẻ “carte avantage jeunes” dành cho những người dưới 30 tuổi trong vùng, mang lại hàng ngàn chương trình khuyên mãi hấp dẫn. chỉ cẩn đóng 7€ cho thời hạn sử dụng từ ngày 1/9 đến 31/8 hàng năm, bạn sẽ nhận được các ưu đãi như: Giảm giá vé xem phim, vào bảo tàng miễn phí, tham quan Paris chỉ với 10€ tiền di chuyển (tất nhiên chỉ diễn ra một lần duy nhất trong năm) … Các siêu thị ở nước ngoài cũng rất chuộng chương trình khách hàng thân thiết bằng hình thức tích điểm và những chiếc thẻ này thường được “cho không biếu không” chứ không tốn đồng xe nào cả. Siêu thị Albert Heijn bên Hà Lan còn có hình thức giảm giá một số mặt hàng được quảng cáo trên tờ rơi từ trước, và chi những khách hàng có thẻ Bonus mới được mua với giá rẻ.
Mặt khác ở nước ngoài, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được quản lý rất nghiêm ngặt nên những thức ăn được giảm giá ở siêu thị không bao giờ là đồ quá hạn (chỉ còn 1,2 ngày thì cũng là bán trước hạn!). Đây chính là khu vực thiên đường của bạn với tất cả mọi thứ mà bạn cần, từ tôm, thịt, paté đóng hộp, sữa chua, bánh kẹo… Vì vậy hãy tận dụng mua những món hàng giá rẻ bất ngờ trước khi chúng hết hạn sử dụng.