Nhân lực quyết định thành bại của  nền  kinh tế.  Nhân lực  tốt  là  tiền  đề  để  phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Vì vậy, nhóm mình  mong muốn các chuyên gia lao động, các nhà quản lý doanh nghiệp… phân tích, đánh giá và đưa ra những ý kiến xác đáng, thiết thực, góp phần tìm ra phương cách để giải bài toán nhân lực cho Thành phố Hồ Chí  Minh.

Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc hoạch định chính sách đầu tư cũng như chính sách lao động phù hợp để Thành phố Hồ Chí Minh không đánh mất vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, luôn là nơi có môi trường sống và làm việc tốt nhất của người lao động; góp phần hoàn thành mục tiêu đi trước, về đích trước vào năm 2015. Chính quyền cần chung tay: Phải có sự thay đổi từ doanh nghiệp , trên cơ sở nângcao năng lực quản trị, tích cực đổi mới công  nghệ, nâng cao đào tạo tay nghề cho công nhân nhằm  giảm  tỉ lệ  sử  dụng  lao  động  đồng  thời tăng  thu nhập cho người lao động. Chính quyền Thành phố cần chung tay, hỗ trợ để các doanh nghiệp  thực hiện điều này. Không thể  cạnh  tranh bằng lao động giá  rẻ: Thành Phồ Hồ  Chí Minh  là  nơi có mức sống cao nhất và các chi phí sinh hoạt cũng cao nên doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tại Thành Phố Hồ Chí Minh  cần chọn quy trình sản xuất hiện đại,  tiên tiến, năng suất cao để đạt hiệu quả cao, trả lương cao; từ đó mới tuyển được người. Không thể cạnh tranh bằng lao động giá rẻ và công nghệ thấp…Giải bài toán nhân lực cho  Thành phố Hồ Chí Minh: “Hiến kế hoạch định chính sách. Phải tái cấu trúc nhân lực, phân bổ nguồn lao động hợp lý theo xu hướng phát triển tập trung nền kinh tế công nghệ cao gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.”Từ nhiều năm qua, vấn đề thiếu hụt lao động đã  được đặt ra, tuy nhiên, chưa bao giờ  Thành phố phải đối mặt với tình trạng  thiếu lao động  một cách nghiêm  trọng  như hiện nay.  Sự  thiếu hụt đang  diễn ra  ở  tất cả  các  cấp độ: lao động  quản lý,  lao động  kỹ thuật, đặc biệt là lao động phổ thông . Các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thấy rõ hơn lúc nào hết các tác động tiêu cực do thiếu hụt nhân lực gây ra. Thực tế nó đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng  nặng  nề  cho doanh nghiệp và  môi trường  đầu tư: Hoạt động  sản xuất của doanh nghiệp bị trì trệ, nhiều doanh nghiệp không thể đầu tư mở rộng sản xuất; các nhà đầu tư tiềm năng không dám đến Thành phố Hồ Chí Minh  vì không tìm được nguồn lao động.