Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Chức năng đào tạo nguồn lực tại Mỹ

Các tổ chức ở Mỹ đã chi ra hàng tỉ đô la mỗi năm vào các chương trình đào tạo.Việc phát triển chương trình đào tạo bao gồm 7 bước cơ bản.Những bước này có

liên quan với nhau và đòi hỏi sự tác động qua lại đáng kể giữa những chuyên gia quản lý nhân sự và những nhà quản lý khác.

 

Mức độ chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ rất cao đạt 91.Các cá nhân được huấn luyện học cách để suy nghĩ về “tôi”. Sẵn sàng cho một môi trường kinh doanh mà ở đó việc

phụ thuộc vào các mối quan hệ là rất ít. Như một cá nhân riêng lẽ hãy tự làm những

công việc của mình và sử dụng sáng kiến của chính bản thân.Tách biệt giữa việc kinh

doanh và cuộc sống cá nhân. Các công ty Mỹ tốn kém rất nhiều cho việc đào tạo nhân viên, đặc biệt là đội ngũ quản lý sơ cấp và trung cấp, nhưng không tập trung đào tạo

kỹ năng chuyên môn mà qua các khóa học này, chuyên môn hoá hẹp, thông tin được

chuyển tải đến nhân viên rất cô đọng, hình thành kiến thức qua các trao đổi thảo luận tại lớp, rồi từng người nghiền ngẫm để trở thành khả năng làm việc của họ. Công ty

giữ vai chủ động.Cá nhân giữ kế hoạch phát triển cá nhân mình. Nhu cầu cá nhân và

yêu cầu của công ty luôn được xem xét cân đối.

 

Nước Nhật có MAS cao nên đào tạo theo định hướng nghề nghiệp hơn định hướng công việc. Vì vậy doanh nghiệp Nhật cũng tốn kém rất nhiều vào đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên. Các hình thức đào tạo rất đa dạng, nhưng chú trọng các hình thức đào tạo, huấn luyện nội bộ mang tính thực tiễn cao. Quá

trình đào tạo nhân viên ở Nhật trải qua 2 giai đoạn: giáo dục tổng quát và giáo dục

chuyên môn

        Giai đoạn giáo dục tổng quát:

+        Giáo dục tác phong

Người mới được tuyển được dạy cách xưng hô với người trên, kẻ dưới, cách

trao danh thiếp, cách trao đổi điện thoại, cách viết thư. Nếu là nhân viên làm văn

phòng, họ còn phải học cách pha trà, tiếp khách và nhiều việc nhỏ nhặt khác. Người mới vào làm việc được phát một cuốn cẩm nang hành động, trong đó ghi các điều phải

làm rất thiết thực như:

 

Không đi làm muộn, dù chỉ muộn một phút. Phải đến trước ít nhất là 5 phút và chuẩn bị sẵn sàng bắt tay vào công việc khi đến giờ. Những ai đi chậm tự đánh giá mình là

người lười biếng, thiếu tinh thần làm việc và được đồng nghiệp đánh giá không cao.

 

Mỗi sáng khi gặp nhau, mọi người phải chào hỏi, đến giờ quy định phải tập thể dục. Không ton hót chuyện xấu của đồng nghiệp với cấp trên.Khi cần biết cấp trên sẽ hỏi,

khi chưa được hỏi, không nên nói.Kẻ thích ton hót cần biết rằng cấp trên không bao

giờ khen, ngược lại sẽ xem thường nhân cách của họ.

 

Phải làm cho không khí trong đơn vị lúc nào cũng vui vẻ, sống động. Việc đáng cười thì hãy cười to lên, cái đáng nói hãy nói lớn tiếng, đừng thì thầm to nhỏ.

 

Đi trong đơn vị gặp rác phải nhặt, thấy đèn sáng không có người sử dụng phải tắt, thấy vòi nước chảy vô ích phải vặn vào.

 

Ở một số cửa hàng bách hóa Nhật Bản, mỗi buổi sáng nhân viên đến trước giờ làm việc, xếp hàng làm lễ “tuyên thệ” trước trưởng cửa hàng quyết tâm làm tốt công việc

trong ngày, lễ phép với khách hàng, không nhầm lẫn.

+        Giáo dục tính tập thể:

Ở Nhật, người ta không sợ nhân viên yếu khả năng mà sợ nhân viên đó không hợp tác và hòa hợp được với người khác.Ngoài những buổi lên lớp thảo luận về vai trò

quan trọng của tinh thần hợp tác tập thể, hãng chia nhân viên thành 10-15 người, có

một người hướng dẫn. Hãng tạo mọi điều kiện cho các nhóm này hoạt động, kể cả việc cấp tiền cho cả nhóm làm việc chung, ăn chung, ngủ tập trung.

        Giáo dục chuyên môn