Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Vấn đề việc làm tại huyện Thái Thụy

– Trong các cơ sở dạy nghề cần tổ chức bộ phận quan hệ đối ngoại trong đó tập trung đặc biệt vào việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khối doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và hợp tác với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo; đẩy mạnh việc ký hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp. Cơ sở dạy nghề phải chủ động điều tra để có đ­ược thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp (nghề, trình độ, mức độ kỹ năng…) để tổ chức đào tạo phù hợp.

– Rà soát và đánh giá lại và đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hệ thống các cơ sở giới thiệu việc làm, dịch vụ tư vấn đào tạo…làm cầu nối cho khối doanh nghiệp và khối cơ sở đào tạo. Đồng thời cần tạo ra các khuyến khích (thủ tục, vốn tín dụng, thuế…) để khuyến khích mạng lưới các cơ sở dịch vụ này tham gia tích cực hỗ trợ cho sự vận hành của thị trường lao động, giúp đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu lao động trên thị trường.

– Bổ sung cơ chế chính sách để huy động các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và phát triển cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hoạt động dạy nghề, chi phí đào tạo được tính trong chi phí giá thành; được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc được trích một phần thu nhập trước thuế để thực hiện đào tạo nghề.

– Nhà nước đặt hàng đào tạo đối với những nghề ở lĩnh vực trọng điểm, các nghề khó thu hút lao động, ưu tiên tuyển sinh đối tượng chính sách.

– Có chính sách để tăng cường các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở dạy nghề và tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khi vào trường; đồng thời những thông tin cần thiết về chỗ làm việc khi sắp tốt nghiệp. Chính sách tín dụng ưu đãi cho cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp có chức năng dạy nghề vay để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề cho thanh niên: Mức vay: tối đa không quá 10 tỷ đồng/ cơ sở; Lãi suất: 0,35%/ tháng; Thời hạn cho vay: không quá 10 năm;Thủ tục cho vay: cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp thuộc đối tượng vay có nhu cầu mở rộng quy mô phải lập dự án đầu tư theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Ngân hàng phát triển Việt Nam thẩm định và cho vay theo quy định.

– Xây dựng trung tâm quốc gia phân tích, dự báo nhu cầu thị tr­ường lao động. Trung tâm này hoạt động như cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho hai bên nắm bắt được những thông tin về cung, cầu lao động qua đào tạo nghề.

– Thu hút sự tham gia của các Hội nghề nghiệp. Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nư­ớc về lao động với đại diện giới chủ, thợ, các hội nghề nghiệp và cơ sở dạy nghề trong việc xác định nhu cầu của doanh nghiệp về lao động và xây dựng danh mục, tiêu chuẩn nghề. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, để xây dựng danh mục và tiêu chuẩn nghề, cần có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và các Hội nghề nghiệp.

Đa dạng hoá hình thức đào tạo nghề phi nông nghiệp, lấy các trường dạy nghề làm trọng tâm.

Khuyến khích sự tham gia dạy nghề của các doanh nghiệp, các tổng công ty và các trường dạy nghề tư thục (ví dụ, ưu đãi về thuế và các nghĩa vụ khác). Thu hút sự tham gia của các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm trong các làng nghề, những người có tay nghề cao trong các doanh nghiệp tham gia dạy nghề cho người lao động nông thôn. Trong chừng mực nhất định, có thể yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện việc đào tạo nghề như một nghĩa vụ đối với xã hội.