Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Nguồn nhân lực con người và nhu cầu lợi ích của hai nước Việt – Nhật

Tuy nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng Nhật Bản lại rất giàu về nguồn nhân lực con người về cả số lượng lẫn chất lượng lao động. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế. Trải qua nhiều giai đoạn khó khăn của lịch sử. Nhật Bản đã thành công trong việc đào tạo con người trình độ cao cả về trình độ và kinh nghiệm chuyên môn sản xuất là tài sản quý giá trong xây dựng và phát triển đất nước. Dân tộc Nhật Bản vốn là một quốc gia thuần chủng có cùng chủng tộc, cùng màu da, cùng tiếng nói, 99% dân số là người Hihon hoặc Nippon. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên sự đoàn kết và ý thức cộng đồng cao trong các công ty tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Mặt khác, người Nhật Bản có tinh thần trách nhiệm cao, lao động cần cù, sáng tạo, có kỷ luật lao động theo kỹ cương luật pháp của xã hội ngay từ thời kỳ Minh trị. Những tố chất trên của người lao động Nhật Bản là rất quý giúp cho Nhật Bản đạt nhiều thành tựu về kinh tế và tấm gương cho các nước khác học tập. Dân số Nhật Bản rất đông là điều kiện thuận lợi và là một trong 3 nhân tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất. Nhật Bản là một nước vốn có trình độ dân trí cao, ngay từ năm 70 Nhật Bản đã có 100% dân số biết chữ và khi đó đã hoàn thành giáo dục phổ thông cơ sở đã coi là pháp lệnh bắt buộc đối với toàn dân. Trãi qua những thực tiễn của các thời kỳ lịch sử khác nhau, qua giáo dục và sản xuất Nhật Bản đã tạo được đội ngũ công nhân lành nghề có kỷ luật và tác phong công nghiệp, sẵn sàng cung cấp những nhà chuyên môn cần thiết cho quá trình chuyển giao đầu tư trong đó có Việt Nam. Là một quần đảo luôn bị đe dọa bởi những trận động đất và núi lửa ngoài sự nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên chỉ có khối óc và đôi bàn tay, vì vậy, muốn xây dựng và phát triển đất nước “Hùng cường” Người Nhật không có cách gì khác là phải phấn đấu cật lực, phải cần cù chịu khó. Đây là yếu tố được coi là vốn qúy nhất của xã hội Nhật Bản, quyết định đưa đất nước đến giàu mạnh.

Để giữ vững và phát triển nguồn lực con người, Chính phủ Nhật Bản luôn quan tâm chăm sóc, nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Tháng 6/1999 chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc xếp Nhật Bản đứng thứ 4/5 trong 5 quốc gia đứng đầu thế giới về chỉ số HDI (sau Canada, Nauy, Hoa Kỳ, Nhật Bản) trong tổng số 174 nước. Hiện nay có hơn 90% số gia đình Nhật Bản tự hào là họ có mức sống trung lưu trở lên, tỷ lệ người thất nghiệp thấp nhất thế giới, không quá 3% trong suốt nhiều năm . Tại thị trường nội địa của Nhật Bản những hàng hoá tiêu dùng hầu như đã chật ních, vì vậy quan hệ Nhật Bản-Việt Nam nếu được đẩy mạnh thì Việt Nam sẽ trở thành khu vực tiêu thụ hàng hoá cho Nhật Bản. Tỷ lệ hàng hoá là máy móc sử dụng trong gia đành Nhật Bản tăng mạnh. Ví dụ điện thoại: năm 1995 người Nhật sử dụng di động chỉ mới là 4,33 triệu người, nhưng đến 1998 đã lên đến 40,3 triệu người. Điện thoại cố định 60 triệu người, cứ 1,25 người có 1 điện thoại.