Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam

 

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng hàng may mặc Việt Nam mạnh, là một trong những nước xuất khẩu hàng may mặc lớn của thế giới. Từ nay đến năm 2010 Việt Nam cố gắng tăng tỉ lệ gia công FOB lên đồng thời tăng doanh thu cho xuất khẩu thông qua hình thức mua đứt bán đoạn. Tuy nhiên, ngành may mặc Việt Nam nằm trong xu thế quốc tế hoá hàng hoá, sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển ngày càng quyết liệt trên các phư­ơng diện. Điều đó đặt doanh nghiệp Việt Nam đứng tr­ước những thử thách khắc nghiệt về cắt giảm thuế quan, yêu cầu nâng cao chất lư­ợng sản phẩm…

Căn cứ vào thị trư­ờng tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nư­ớc, vào xu thế chuyển dịch hàng may mặc ở các nư­ớc kinh tế phát triển và trong khu vực, có thể dự kiến đến năm 2006 xuất khẩu hàng may mặc ước tính đạt được khoảng 5 – 6 tỷ USD. Trước mắt các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cần giữ được các hợp đồng gia công lớn với các nhà nhập khẩu nhằm tranh thủ về máy móc kỹ thuật hiện đại, học hỏi mẫu mã mặt khác tận dụng nguồn nguyên liệu chất lượng cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa việc chiếm lĩnh thị trường nội địa với lợi thế sân nhà, tập trung nâng cao giá trị gia tăng của hàng hoá. Để đạt được điều đó Việt Nam cần chủ động trong các phương thức tiếp thị để thu hút được các hợp đồng có giá trị gia tăng cao hơn.

Trong thời gian tới thị trường may mặc Việt Nam bước sang thế kỷ XXI với những yêu cầu khác của thị trường nước ngoài, thị trường trong nước. Đặt ra cho ngành may mặc những vấn đề cần phải được giải quyết tốt, xoay quanh:

– Trình độ khoa học và công nghệ.        

– Vốn đầu tư và qui hoạch phát triển hợp lý

– Chất lượng và nguồn nguyên liệu

– Sự đồng bộ tiên tiến và hiệu quả của hệ thống

Giải quyết tốt những vấn đề này ngành Dệt – May sẽ tạo cơ hội để vươn lên vững chắc trong điều kiện mới.