Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Quản lý và định hướng giáo dục

Cơ chế đánh giá giáo dục chưa phù hợp Thương hiệu giáo dục được phản ánh nhiều trong chất lượng đầu ra. Chất lượng đầu ra tốt đòi hỏi nỗ lực cả từ phía người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ là sinh viên. Chương trình hoàn thiện, cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên nhiệt tình mà thiếu đi sự nỗ lực từ phía sinh viên sẽ chỉ là sự lãng phí tiền của xã hội vào hoạt động phi hiệu quả. Sự nỗ lực từ phía sinh viên xuất phát phần lớn từ cơ chế đánh giá giáo dục. Cơ chế đánh giá giáo dục không phù hợp sẽ triệt tiêu mục đích phấn đấu và nỗ lực của từng sinh viên. Nói cách khác, sinh viên không nỗ lực khi những nỗ lực đó chưa chắc đem lại kết quả kỳ vọng như những sinh viên khác ít nỗ lực hơn nhiều. Đó là lý do nguồn nhân lực Việt Nam đào tạo ra từ các trường đại học trọng điểm hàng năm vẫn bị phản ánh là kém năng động, không đáp ứng được nhu cầu 53 của công việc và cần thời gian dài đào tạo lại. Việc không thể đạt được dù có cố gắng và việc không cố gắng cũng đạt được đều triệt tiêu ý thức phấn đấu của cá nhân. Vậy đâu là những bất cập còn tồn tại?

Chế tài thi cử chưa phản ánh đúng thực lực sinh viên Hiện nay, ở các trường đại học, phổ biến 3 hình thức thi kết thúc môn học: Thi vấn đáp, thi luận, thi trắc nghiệm hoặc nửa trắc nghiệm, nửa tự luận. Tuy nhiên việc lựa chọn hẳn hình thức nào cũng không phải đã là tối ưu. Thực tế, hình thức thi nào cũng có nhược điểm riêng và việc phù hợp hay không không phải vấn đề lựa chọn hình thức thi nào mà là vấn đề tổ chức thi cử như thế nào. Hiện nay, phổ biến trong chế tài thi cử các trường đại học là việc tổ chức thi một lần vào cuối kỳ hoặc kết thúc môn học với trọng số điểm cao, ngoài ra các bài kiểm tra trong quá trình học tập chỉ chiếm một trọng số tương đối nhỏ. Chính điều này dẫn đến tâm lý học tập trung vào cuối kỳ của sinh viên. Với các bài kiểm tra trọng số nhỏ, nhiều sinh viên có thể "hy sinh" để sau đó "phục thù" bằng bài kiểm tra cuối kỳ hoặc hết môn. Với việc như vậy, sinh viên có thể không cần học nhiều, học sâu, kiến thức có thể trôi tuột rất nhanh mà vẫn đảm bảo được điểm số. Việc trọng số điểm tập trung như vậy không đánh giá được thực lực nỗ lực của sinh viên trong cả quá trình học tập cũng như không thể kết hợp được nhiều hình thức kiểm tra để kết hợp được các ưu điểm của từng hình thức thi cử và loại bỏ được đến mức tối đa có thể.