Để nuôi dưỡng một đứa trẻ trưởng thành là cả một quá trình. Khi bước vào giai đoạn phát triển và nhận thức các bé cần được hướng dẫn kỹ năng sống vì đây là nền tảng cho trẻ phát triển một cách toàn nhất. Thế nhưng, nhiều ba mẹ lại hay bỏ qua việc dạy và hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ. Vậy kỹ năng sống quan trọng đối với sự phát triển của trẻ như thế nào? Và ba mẹ nên trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết nào? Hãy cùng theo dõi ở bài viết sau đây nhé!
Những kỹ năng sống cho trẻ mà ba mẹ cần quan tâm
Vì sao kỹ năng sống cho trẻ lại quan trọng
Mỗi một trẻ nhỏ đều sở hữu cho mình những đặc điểm khác nhau về tính cách, kỹ năng và sự hiểu biết cùng những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Việc dạy bé những kỹ năng sống ngay từ nhỏ sẽ giúp bé biết tự lập, tự tin hơn khi giao tiếp ứng xử và trong cách xử lý tình huống ngoài đời sống đồng thời sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát huy được những điểm mạnh và khắc phục được những điểm yếu của bản thân.
Những kỹ năng cần thiết mà ba mẹ cần rèn luyện cho trẻ hằng ngày
1. Tạo thói quen cho trẻ tự ăn uống ngày từ nhỏ
Bố mẹ nên tập cho bé học cách tự ăn ngay khi còn nhỏ mà không cần đến sự trợ giúp, điều này sẽ giúp bé tự lập hơn, tạo được thói quen không dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác.
Thời điểm bé khoảng 1 – 2 tuổi thì nên tập cho bé tự ăn, dạy cho bé cách cầm thìa và phân biệt những đồ ăn nào là ăn được và không ăn được.
Nên tập cho bé thói quen tự ăn uống ngay từ nhỏ
2. Kỹ năng trong cách ứng xử
Kỹ năng ứng xử là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết, giúp cho bé dễ dàng hòa nhập hơn với mọi người xung quanh. Kỹ năng này ba mẹ có thể dạy cho bé thông qua: Cách chào hỏi người lớn, nhường nhịn các em nhỏ hơn, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi,…
Để có thể giúp bé rèn luyện được kỹ năng sống một cách hiệu quả nhất thì ba mẹ chính là tấm gương để bé học hỏi và noi theo. Khi bé phạm lỗi thay vì la mắng tạo áp lực cho con, thì hãy nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu là con đang sai ở chỗ nào, nhắc nhở bé lần sau không nên lặp lại nữa.
Dạy cho bé cách ứng xử để dễ dàng hòa nhập với mọi người
3. Tính trung thực
Trẻ em giống như một tờ giấy trắng và sẽ không biết nói dối. Nhưng vì là còn nhỏ nên việc bé tiếp thu nhanh và dễ dàng học được thông qua việc tiếp xúc những người khác là hoàn toàn có thể. Trên thực tế, có những lời nói dối không hoàn toàn là sai hay ảnh hưởng đến người khác. Tuy nhiên, bé quá nhỏ để có thể suy nghĩ được lời dối đó tốt hay là không tốt.
Tập cho bé thói quen trung thực không nói dối
Do đó, ba mẹ nên thường xuyên khuyến khích bé nói ra những suy nghĩ, tập cho bé thói quen biết nhìn nhận những lỗi sai của bản thân thay vì nói dối để che lấp.
4. Dạy trẻ cách vượt qua khó khăn trở ngại
Các bậc phụ huynh thường bao bọc con quá mức, sợ bé bị đau, làm hết mọi việc giúp bé. Tuy nhiên, điều này sẽ hình thành cho bé thói quen hay dựa dẫm ỷ lại vào người khác. Vì thế, ba mẹ hãy để cho con tự đứng lên, tự giải quyết những khó khăn nhỏ nhất của bản thân. Khi con ngã thay vì vội chạy để đỡ bé dỗ dành bé, thì hãy đến động viên cho bé tự đứng dậy.
Hãy dạy trẻ cách đứng lên sau mỗi lần vấp ngã
5. Biết giúp đỡ và sẻ chia
Tất cả bố mẹ đều luôn mong muốn sau này con mình trở thành một người tốt. Vì vậy, khi còn nhỏ hãy dạy cho bé biết cách giúp đỡ và quan tâm người khác. Ba mẹ sẽ luôn là tấm gương gần nhất để bé học hỏi theo. Thông qua các việc hằng ngày như: Sau khi ăn sẽ để bát đĩa vào bồn rửa, lấy đồ giúp ba mẹ, không tranh đồ chơi với bạn,…
6. Dạy trẻ cách tự chăm sóc cho bản thân
Các bé còn quá nhỏ để có thể tự làm mọi thứ, do đó bé luôn rất cần đến sự giúp đỡ từ phía người lớn. Nhưng nếu ba mẹ biết cách tạo cho bé những thói quen từ những điều nhỏ nhất và cơ bản nhất thì sau này bé hoàn toàn có thể tự làm được.
Rèn luyện cho bé kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân
Ba mẹ có thể dạy cho bé một số kỹ năng tự chăm sóc bản thân qua những việc đơn giản nhất: Đánh răng, lấy quần áo, tự lấy thức ăn, tự mang giày, tự biết cách đeo khẩu trang và đội mũ khi đi ra ngoài,…
Ngoài những tri thức được học từ sách vở, ba mẹ hãy giúp trẻ phát triển hoàn thiện hơn thông qua giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm và kiến thức để dạy trẻ ngày một trưởng thành hơn.