Mọi bậc phụ huynh nào cũng luôn mong muốn con mình lớn lên thông minh, khỏe mạnh, ngoan ngoãn bằng cách tạo điều kiện và môi trường phát triển cho con. Đặc biệt khi vào độ tuổi đi nhà trẻ thì ngoài việc phát triển thể chất và kiến thức thì phụ huynh cũng nên lưu ý dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện từ tâm hồn, cách thích nghi và hòa nhập với cuộc sống từ khi còn nhỏ sẽ giúp chúng trưởng thành và tự tin hơn trong tương lai. Dưới đây là một số kỹ năng sống cần thiết mà phụ huynh nên biết.
1. Tự tin vào bản thân
Tự tin là một giá trị sống quan trọng để trẻ có quyền thể hiện bản thân và kết nối các mối quan hệ xã hội. Những đứa trẻ dạn dĩ, không ngần ngại trước khó khăn và đam mê khám phá sẽ tự học được cho mình những bài học thú vị. Tuy nhiên không phải dứa trẻ nào sinh ra cũng đã có được sự tự tin, đặc biệt với những bé có tính cách hướng nội. Lúc này là thời điểm mà trẻ cần một sự dẫn dắt và đồng hành của người lớn cho đến khi các em tìm ra được điểm mạnh và tự hình thành được sự tự tin của mình.
Đồng hành cùng con trên con đường trưởng thành
2. Kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Ngay từ khi trẻ cất những tiếng nói đầu tiên, gia đình nên chuẩn bị một kế hoạch dạy con giao tiếp thông thạo dần. Vì giao tiếp là một trong những công cụ để đạt được thành công trong mối quan hệ và cả công việc. Những người nắm vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ không ai khác chính là bố mẹ. Các em sẽ bắt chước theo cách mà người lớn nói chuyện rồi từ đó tương tác với những người xung quanh.
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần được quan tâm
Bên cạnh việc chú ý cách giao tiếp với các thành viên trong gia đình thì bố mẹ có thể cho con một môi trường bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp như hoạt động tập thể, trường lớp,… Phụ huynh có thể tham khảo những trường tiểu học Quốc tế như Việt Úc – VAS, trường bên cạnh dạy những kỹ năng giao tiếp thì còn bồi dưỡng cho trẻ ngoại ngữ. Ở độ tuổi mầm non là thời điểm mà trẻ đang mở rộng khả năng tư duy ngôn ngữ, nên việc học thêm ngoại ngữ sẽ bổ trợ rất nhiều trong tương lai. Nhưng quan trọng vẫn là giáo dục cách giao tiếp lễ phép và đúng mực.
3. Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy hiểm
Trong một xã hội mà bạn không thể lường trước được mối nguy hiểm thì việc chuẩn bị cho con một kỹ năng tự bảo vệ mình khỏi hiểm họa, người lạ đáng ngờ. Không ngoại trừ việc ở nhà, trường học hay khu vui chơi trẻ em, những nơi tưởng chừng an toàn cho trẻ nhỏ nhưng vẫn ẩn chứa những mối nguy tiềm tàng. Thay vì chỉ ngăn cấm thì bạn nên trau dồi cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ hữu ích hơn nhiều.
4. Bảo vệ động vật và môi trường xung quanh
Quan tâm và bảo vệ những động vật xung quanh
Hãy khuyến khích con em mình cách bảo vệ hành tinh mình đang sinh sống, vì tương lai của bản thân trẻ và thế hệ mai sau. Dạy trẻ phải bỏ rác đúng nơi qui định, hạn chế sử dụng đồ nhựa, tiết kiệm nước và điện năng, chăm sóc cây xanh trong nhà,… Ngoài ra, phụ huynh cũng nên dạy bé biết yêu thương động vật nhỏ xung quanh như chó mèo, gia cầm thông qua những hoạt động như dắt chó đi dạo, tham quan thảo cầm viên hoặc về quê thăm ông bà. Trẻ sẽ có được những trải nghiệm gần gửi với thiên nhiên và động vật, từ đó hình thành nên tình cảm yêu quý thú vật và cây cỏ.
Có một số trường Quốc tế như VAS có những buổi dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngay trên lớp, tuy nhiên ảnh hưởng từ cách giáo dục của gia đình lại chiếm phần lớn. Do đó, tìm môi trường giáo dục thích hợp với tính cách và khả năng phát triển của bản thân trẻ rất quan trọng. Hãy tập cho trẻ những kỹ năng sống từ sớm như một bộ giáp trang bị cho chúng trên con đường trưởng thành.