Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là rèn luyện các kỹ năng để đáp ứng nhu cầu trong sinh hoạt hằng ngày bên cạnh học các kiến thức trong sách vở. Việc chuẩn bị kiến thức sống là rất cần thiết cho các bé vừa phục vụ cho cuộc sống vừa đẩy mạnh tư duy phát triển của trẻ. Nhưng đâu là kỹ năng nên có ở một đứa trẻ nên có? Thì bài viết dưới đây chính là câu trả lời để các bậc phụ huynh tham khảo.
Kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống được tổ chức WHO định nghĩa là khả năng đưa ra cách xử lý, biện pháp giải quyết vấn đề và hành vi tích cực giúp cá nhân thích nghi hiệu quả nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày. Theo như định nghĩa trên, có thể nói rằng kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là giúp trẻ thích ứng với cuộc sống và học tập bằng các kỹ năng như ứng xử với bạn bè, thầy cô, tự ăn cơm và mặc quần áo, quản lý đồ đạc của bản thân,…
Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiểu học
Việc chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng cơ bản giúp trẻ tự nhận biết, suy nghĩ đưa ra hướng giải quyết khi chỉ có một mình. Từ đó hình thành tư duy phân tích tình huống và xử lý tình huống, lớn dần sẽ trở thành phản xạ tự nhiên giúp thích nghi với môi trường học tập và làm việc sau này. Chính vì thế, dạy kỹ năng sống cho trẻ từ sớm là điều cần thiết. Hơn thế, giai đoạn tiểu học là lúc trẻ dễ dàng tiếp thu những gì được dạy. Do đó, các ba mẹ nên tận dụng cơ hội này để hình thành thói quen cho trẻ.
>>> Xem thêm: Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống tiểu học cho trẻ
Các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ tiểu học
Kỹ năng tự phục vụ bản thân
Tự phục vụ bản thân là điều cơ bản nhất để con người ta bắt đầu cuộc sống tự lập. Do đó, các công việc đơn giản như tự thay quần áo, ăn cơm, tự dọn dẹp đồ chơi,… hãy hướng dẫn để trẻ tự làm và hỗ trợ khi cần thiết.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Trẻ tiểu học còn quá nhỏ để biết cách bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm. Hơn nữa, ba mẹ nhiều khi quá bận rộn để theo sát trẻ mọi lúc mọi nơi. Chính vì vậy, việc dạy trẻ kỹ năng tự vệ cần được chú trọng.
Kỹ năng quản lý cảm xúc
Theo các nghiên cứu cho thấy chỉ số EQ càng cao con người dễ thành công trog cuộc sống. Do đó, yếu tố cảm xúc là nền tảng cho trẻ phát triển. Vì trẻ còn quá nhỏ để tự kiểm soát cảm xúc với tác động xung quanh. Nên dạy trẻ rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc là một trong những yếu tố mà ba mẹ nên dạy con từ sớm.
Kỹ năng giao tiếp
Trẻ nhỏ cần phát triển nhiều kỹ năng giao tiếp như giao tiếp bằng lời, hình thể hay theo tình huống. Điều này giú trẻ dễ dàng hòa nhập với môi trường học tập, làm việc sau này. Cha mẹ và nhà trường cần trang bị cho trẻ từ sớm. Đặc biệt từ những năm lớp 1 và 2 bởi đây là thời gian trẻ hiếu động, thích học hỏi nên dễ dàng hướng dẫn.
Kỹ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng giúp trẻ có thể phát triển thêm nhiều kỹ năng khác như tranh luận, hợp tác, lắng nghe,… Do đó, bên cạnh dạy trẻ về trách nhiệm của bản thân thì chia sẻ nhiệm vụ cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ dễ dàng hơn. Điều này, cũng giúp các bé xây dựng các mối quan hệ cho cuộc sống sau này.
Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề
Các bậc phụ huynh nên tạo điều kiện để trẻ chủ động hỏi khi cần và nêu lên quan điểm các nhân. Đây là một trong những kỹ năng giúp ích cho học tập sau này của trẻ. Tuy nhiên, cần hướng dẫn trẻ quan sát, chọn lọc và hỏi đúng trọng tâm để thu thập được thông tin cần thiết cho bản thân.
Việc dạy trẻ học một điều gì đó ở giai đoạn tiểu học thường khó khăn hơn nhiều vì trẻ còn thích chơi và hiếu động, chưa đủ kiến thức để nhận biết vấn đề. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này của trẻ nên các bạn cần lưu ý. Hy vọng với những thông tin ở trên, giúp ích cho các phụ huynh trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học.