Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Bí quyết lấy lại niềm vui nơi công sở

  1.  Được làm việc tại Google quả là một cơ hội hiếm có. Ở đó, các nhân viên được phục vụ ăn uống miễn phí, các kỹ sư được phép dành 20% quỹ thời gian làm việc cho dự án riêng. Môi trường làm việc tại đây luôn sinh động và khuyến khích lối tư duy sáng tạo. Google tạo ra điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên, giống như Genentech hay các công ty khác trong top 100 công ty hàng đầu do tạp chí Fortune bình chọn.
  1. Tuy nhiên, những chính sách đó lại khiến nhân viên lao đầu vào công việc, vắt kiệt sức lực của họ để rồi phá vỡ thế cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Nghĩa là, một công ty tốt chưa chắc đã phù hợp với tất cả mọi người, một công việc tốt cũng không thể khiến người ta luôn luôn vui vẻ. Dưới đây là 10 bí quyết giúp bạn làm việc nơi công sở với nụ cười thường trực trên gương mặt: 1. Tự mang lại niềm vui cho mình Hạnh phúc phần lớn là do tự kỷ ám thị mà nên. Nhiều người đã từng tranh luận về vấn đề này, nhưng thực tế là chúng ta có thể tự biến mình thành những người hạnh phúc. Lý thuyết này nghe có vẻ đơn giản nhưng những điều đơn giản lại thường rất khó thực hiện. Giá như mỗi chúng ta đều tìm được những ông chủ thật tốt, tuy nhiên, hãy chấp nhận thực tế rằng điều đó không thể xảy ra. Do đó, hãy suy nghĩ tích cực về công việc của bạn. Hãy hướng tới những khía cạnh của công việc làm bạn thích thú. Tránh xa những người không ưa bạn và những cuộc tán gẫu vô bổ. Tiếp cận với những đồng nghiệp bạn thấy hợp với mình và làm việc cùng với họ. Bằng những việc như vậy, bạn sẽ tự làm mình vui vẻ trong công việc. 2) Làm điều bạn yêu thích mỗi ngày Bạn có thể yêu hoặc không yêu công việc bạn đang làm. Thậm chí, bạn có thể không tin rằng có lúc nào đó bạn sẽ thấy yêu công việc đó. Nhưng bạn luôn có thể nhìn lại bản thân, nhìn lại những kỹ năng và sở thích của mình để tìm thấy một điều gì đó mà bạn rất yêu thích để làm mỗi ngày. Nếu mỗi ngày bạn đều làm một điều bạn thích, công việc sẽ trở nên đỡ nhàm chán. 3) Tự học hỏi để phát triển nghề nghiệp và bản thân
  1. Có một nhân viên trẻ từng phàn nàn rằng cô ấy muốn chuyển công ty vì sếp của cô không hết lòng giúp đỡ cô phát triển các kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, cô nên tự hỏi mình rằng: ai là người quan tâm đến việc phát triển kỹ năng chuyên môn của cô nhất? Đương nhiên câu trả lời là chính bản thân cô ấy. Vậy nên, bạn phải tự học hỏi để tiến bộ. Hãy đòi hỏi sếp của bạn giúp đỡ để bạn đạt được những kế hoạch và mục tiêu của mình. Bạn là người được lợi nhiều nhất từ những tiến bộ đó và cũng là người thiệt hại nhiều nhất nếu bạn giậm chân tại chỗ. 4) Nắm được những gì đang diễn ra tại công ty Nhiều người nói với tôi rằng không ai cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về tình hình công ty, về những dự án của các phòng ban và về các đồng nghiệp của họ. Họ cứ thụ động chờ đợi sếp cung cấp thông tin cho họ và thường thì họ không nhận được đủ những gì họ mong muốn. Tại sao vậy? Vì sếp của bạn luôn luôn bận rộn giải quyết rất nhiều việc và không có thời gian để ý xem bạn thiếu những thông tin gì. Vì vậy, hãy tự tìm hiểu những thông tin phục vụ cho công việc của bạn bằng cách thiết lập một “mạng lưới” cung cấp thông tin và tận dụng nó. Hãy cương quyết đòi hỏi được gặp gỡ với sếp một tuần một lần để đặt các câu hỏi và tìm kiếm thông tin. Bạn phải tự mình làm việc đó chứ không phải ai khác. 5) Thường xuyên đánh giá hiệu quả công việc Rất có thể bạn đã từng thốt lên: “Sếp tôi chẳng bao giờ đánh giá những việc tôi làm nên tôi chẳng biết mình làm tốt hay dở.” Thực ra, bạn luôn biết mình đang làm việc có tốt hay không. Nếu bạn cảm thấy tự hào về thành tích của mình, hãy để sếp đánh giá và công nhận khả năng của bạn. Nếu bạn thấy chưa thật hiệu quả trong công việc, hãy cố gắng hết mình. Sau đó lắng nghe phản hồi của sếp. Hãy cho sếp biết bạn rất muốn có người đánh giá công việc bạn làm.