Chương trình giáo dục mầm non được xem là một trong những công tác nghiệp vụ đóng vai trò trong việc giáo dục và phát triển lứa mầm non tương lai của đất nước. Với bất cứ quốc gia nào công việc này chính là nền tảng chính trong hệ thống giáo dục nhằm dạy dỗ, nuôi dưỡng, hình thành và phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Nếu làm tốt bước này sẽ tạo nền tảng cho trẻ tiếp tục phát triển ở các cấp học cao hơn.
Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non
Ở mỗi giai đoạn Bộ giáo dục và đào tạo có những thay đổi về chương trình giáo dục mầm non nhằm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Theo thông tư số 17/2009/TT – BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 25/7/2009 đưa ra mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non như sau:
– Giáo dục mầm non chính là mục tiêu để các em được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ. Đây cũng là bước đầu hình thành nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
– Xây dựng chương trình giáo dục đúng chuẩn sẽ giúp hình thành và phát triển cho trẻ chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng cơ bản nhất.
– Đây cũng là giai đoạn quan trọng để rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho phù hợp với từng lứa tuổi của các em.
– Giáo dục đúng cách còn là điều kiện cần và đủ để trẻ phát triển tối đa những khả năng vốn có, đặt nền tảng vững chắc cho việc học tập ở những cấp bậc tiếp theo.
Tầm quan trọng của chương trình giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên theo hệ thống giáo dục và là nền móng cho sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. Kiến thức và kỹ năng mà các bé học được bậc mầm non sẽ là nền tảng cơ bản, vững chắc để góp phần xây dựng con người và tính cách của trẻ sau này.
Đây chính là chương trình giáo dục quan trọng nhất trong những năm phát triển của trẻ. Do đó, việc đầu tư cho giáo dục mầm non chính là đầu tư cho một thế hệ nhân lực cho tương lai đất nước sau này. Ở độ tuổi mầm non các em có khả năng bẩm sinh khi tiếp thu và hình thành nhận thức thế giới xung quanh rất nhanh chóng. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ dàng bị tác động hoặc hạn chế bởi các yếu tố như thể trạng, nhận thức, tình cảm, mối quan hệ xã hội,… nên việc chăm sóc cần đảm bảo vững vàng ngay từ đầu.s
Một chương trình học ở mầm non được quan tâm sâu sắc, đúng mực sẽ giúp các em phát triển nhiều kỹ năng như sau:
– Giúp trẻ phát triển nhận thức: Giai đoạn 0 – 5 tuổi là lúc các bé bắt đầu được tiếp xúc với môi trường mới mẻ xung quanh, vì thế đây cũng là giai đoạn hình thành nhận thức ban đầu cho trẻ. Nếu đảm bảo giáo dục trẻ ngay từ trong môi trường hiện đại, đúng mực chính là cách giúp trẻ hình thành nhận thức và phát triển nhanh chóng.
– Phát triển khỏe mạnh về thể chất: Lúc này trẻ được trải nghiệm thật nhiều các hoạt động từ cộng đồng xung quanh. Từ đó các em được phát triển mạnh về thể chất và nâng cao sức khỏe một cách tốt nhất.
– Giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ: Chương trình giáo dục mầm non cũng hướng đến việc xây dựng khả năng ngôn ngữ cho các em. Khi kỹ năng này được phát triển trẻ sẽ có thêm khả năng tiếp thu phát triển kỹ năng đọc, viết ở những bước tiếp theo cao hơn.
– Phát triển đời sống tinh thần: Trẻ sẽ được học cách quan tâm, chia sẻ, bao dung, lễ phép, biết yêu thương gia đình, bạn bè xung quanh… Điều này cũng tạo điều kiện để các em nhận ra rằng xung quanh luôn có những điều tốt đẹp đang đón chờ. Bên cạnh đó, đánh thức được năng khiếu nghệ thuật bên trong trẻ được tốt nhất.
Như vậy có thể thấy, dù ở độ tuổi nào việc giáo dục cũng rất quan trọng với các em. Mỗi chương trình giáo dục giúp các em phát triển năng lực, phẩm chất một cách phù hợp, biết cách vận dụng kiến thức lý thuyết vào cuộc sống nhuần nhuyễn.
>>> Xem thêm: Tham quan trường mầm non quận 10 VAS cơ sở 3/2