Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Thực trạng thuê nhà ngoài của sinh viên

 

Sinh viên từ các tỉnh khác khi về Hà Nội nhập học nhìn chung là rất bỡ ngỡ với cách sống, cách sinh hoạt ở Hà Nội. Việc hoà nhập với môi trường mới là cả vấn đề với họ. Khác với khi ở quê hương, bản quán được sự nâng niu, trợ giúp của của gia đình, khi lên Hà Nội nhập học họ phải tự lập, tự lo chỗ ăn, chỗ ở cho mình. Do đó, lúc đầu cách giải quyết chỗ ăn ở tốt nhất, an toàn nhất cho họ là ở trong kí túc xá. Khi sinh viên ở trong kí túc xá họ sẽ được nhà trường quan tâm giám sát, quản lý nên gia đình sinh viên cũng an tâm hơn. Thêm vào đó là giá cả trong kí túc xá rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ tiêu chuẩn ở kí túc xá cũng như không phải ai cũng muốn ở kí túc xá nên sinh viên vẫn đi thuê nhà bên ngoài. Và thực tế là con số này khá lớn, ước tính số này chiếm đến 4/5 tổng số sinh viên nhập học, và hiện nay Hà Nội có trên 300.000 sinh viên có nhu cầu về chỗ ở. Với số sinh viên này vấn đề ăn ở được giải quyết như thế nào?

Hầu hết sinh viên khi thuê nhà ở ngoài thường chọn các khu vực cho thuê gần các trường nơi mình theo học như khu: Trung Hoà, Nhân Chính, Cầu Giấy, Mai Dịch, Minh Khai Trương Định ở các khu vực tập trung nhiều trường đại học , cao đẳng thì đồng thời cũng tập trung nhiều sinh viên thuê nhà trọ và có nhiều nhà trọ. Sở dĩ như vậy là do hầu hết các sinh viên có nhu cầu được ở gần trường cho tiện việc đi lại, học tập đồng thời cũng giảm được một phần chi phí đi lại. ở các khu đô thị lớn thường xảy ra hiện tượng tắc đường nên vấn đề ở đâu cho tiện đi lại cũng là rất thực tế và chính đáng. Các hướng chọn nhà thường thấy là:

 Sinh viên các trường: Đại học khoa học tự nhiên,đại học nhân văn , đại học

kiến trúc, đại học ngoại ngữ, học viện mật mã tập trung thuê ở làng Phùng Khoang.

 Sinh viên các trường: Đại học bách khoa, đại học xây dựng, đại học kinh tế

quốc dân tập trung thuê ở khu Trương Định, Minh Khai.

 Sinh viên các trường : Đại học quốc gia, đại học sư phạm ngoại ngữ, đại học

dân lập phương đông, đại học báo chí tuyên truyền tập trung thuê ở khu làng Mỹ Đình.

 Sinh viên các trường : Đại học luật, cao đẳng lao động – xã hội ,đại học ngoại

thương, học viện quan hệ quốc tế tập trung thuê ở khu Trung Hoà, Chùa Láng.

 Sinh viên các trường: đại học văn hoá, đại học mỹ thuật công nghiệp tập trung

thuê ở khu vực Đê La Thành.

 Sinh viên các trường đại học y Hà Nội, học viện ngân hàng, đại học thuỷ lợi,

đại học công đoàn tập trung thuê ở khu Khương Trung.

Qua khảo sát thực tế, những khu sinh viên thuê trọ thường gần các làng, những nơi mà mức độ đô thị hoá chưa cao. ở những khu này có rất nhiều nhà có diện tích lớn (do trước đây là làng) do nhu cầu của xã hội chủ nhà tiến hành cơi nới, san ao, biến vườn , biến nơi chăn nuôi trước kia thành các phòng trọ. Các phòng ở đây có quy mô diện tích và giá cả cũng khá khác nhau để thoả mãn nhu cầu đa dạng của người thuê. Và dễ dàng thấy là những nơi tập trung thuê của sinh viên tương đối gần các chợ làng quê nên chi phí thực phẩm rẻ, phù hợp với sinh viên. Ban đầu những khu này chỉ có một vài nhà cho thuê sau dần dần do nhu cầu ngày càng tăng nên chúng cứ được mở rộng ra và hình thành nên các làng sinh viên .