Tùy theo mỗi lĩnh vực và nhóm hàng hóa khác nhau mà người ta bán hàng tham gia có được sự tham gia và thể hiện năng lực khác nhau. Tùy lĩnh vực và mặt hàng khác nhau, nhân viên bán hàng sẽ có phương thức khác nhau để giới thiệu cho khách hàng. Do đó, ở mỗi lĩnh vực và mặt hàng khác nhau mà nhân viên bán hàng cần có những kỹ năng nhất định. Nhân viên bán hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên kết cấu hàng hóa, mẫu mã và chất lượng sản phẩm lại là những yếu tố đưa khách hàng đến với doanh nghiệp và giữ chân khách hàng. Nếu hàng hóa hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và đảm bảo được chất lượng thì doanh nghiệp sẽ có khả năng nâng cao được khối lượng tiêu thụ hàng hóa. Qua đó, năng suất lao động của nhân viên bán hàng cũng tăng lên. Mặt khác, khi kết cấu hàng hóa không phù hợp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo thì sẽ rất khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, những khách hàng đã từng mua hàng cũng sẽ không tiếp tục sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Năng suất lao động của nhân viên bán hàng vì thế mà cũng giảm đi. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Khi đánh giá năng suất lao động của nhân viên bán hàng cũng cần đánh giá đúng và loại bỏ ảnh hưởng của các nhân tố này. Một yếu tố vô cùng quan trọng khi khách hàng tìm đến và quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp là giá cả. Nhân viên bán hàng đã giới thiệu sản phẩm của công ty tốt, mẫu mã đẹp đáp ứng được yêu cầu chung nhưng giá cả lại là yếu tố có thể làm thay đổi quyết định của khách hàng. Năng suất lao động của nhân viên bán hàng do đó mà giảm đi. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc và cân đối hệ thống giá cả cho phù hợp với người tiêu dùng đồng thời có được mức lợi nhuận cao nhất.
– Đối thủ cạnh tranh: Khụng khú để nhận biết đối thủ cạnh tranh. Họ chính là những người mà các nhân viên bán hàng phải vất vả hàng ngày để giành được những thương vụ. Họ là những công ty có ý định lôi kéo các khách hàng tốt nhất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nhận biết được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, có những điểm mạnh điểm yếu như thế nào? Bằng cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ nhận thấy được thị trường và khách hàng mục tiêu mà mình cần đạt tới. Đó sẽ là yếu tố quan trọng giúp tăng năng suất lao động của nhân viên bán hàng.
– Khách hàng: Quan hệ khách hàng là những thông tin nhận được từ phản hồi của khách hàng thông qua những lần giao dịch qua nhân viên bán hàng. Những khích lệ có thể giúp cho nhân viên bán hàng hăng hái và đạt được thành quả cao hơn, năng suõt lao động cũng sẽ được tăng lên. Hơn nữa, nhân viên bán hàng nắm chắc những thông tin về sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với một giao dịch thành công. Có hiểu rõ về những sản phẩm của doanh nghiệp, nhân viên bán hàng mới có thể thấy được ưu nhược điểm của doanh nghiệp và giới thiệu cho khách hàng, giúp cho khách hàng hiểu rõ được về sản phẩm cũng như về doanh nghiệp.
– Chính sách của Nhà nước: Tại hội thảo báo cáo cạnh tranh VN năm 2009-2010 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức, các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng, so sánh các yếu tố để đo năng lực cạnh tranh theo chuẩn quốc tế thì hầu hết các chỉ số của VN đều thấp. Như vậy, muốn tăng trưởng nhanh thì bên cạnh các giải pháp đầu tư về cơ sở hạ tầng, đầu tư vốn, công nghệ, chúng ta phải ưu tiên cho giải pháp cải thiện năng suất lao động ở nước ta. Để nâng cao năng suất lao động, ngoài nỗ lực toàn diện của doanh nghiệp (đổi mới công nghệ, chất lượng hóa lao động, đổi mới phương pháp quản lý) rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các cấp chính quyền theo tinh thần hướng về DN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN hoạt động hiệu quả.