Tính cách của doanh nghiệp được thể hiện ở một số loại tính cách như: Tính cách ưa mạo hiểm: Trong tính cách này, nhân viên được huấn luyện, khuyến khích việc chấp nhận rủi ro, sẵn sàng mạo hiểm. Họ đuợc học hỏi sẵn sằng đương đầu với những bất chắc, thử nghiệm những cách làm mới. Tính cách này thường xuất hiện trong các tổ chức mà các hoạt động kinh doanh thay đổi thường xuyên. Nhân viên là người được giao nhiều quyền quyết định hơn, bởi nếu sự phân quyền thấp, người chủ sẽ ôm đồm quá nhiều công việc. Một sự linh động được ví dụ là nhân viên được quyền quyết định ký hợp đồng trong một biên độ giá nhất định.
Tính cách chú trọng chi tiết: Đối với một số tổ chức, người ta quan tâm đến từng khía cạnh chi tiết. Những tổ chức này thường là những tổ chức sản xuất. Đặc thù của các tổ chức này là thời gian khấu hao máy móc cao, sản phẩm gồm nhiều chi tiết và thường phải đảm bảo một "mức chất lượng" nhất định. Những tổ chức đòi hỏi mức chất lượng thường phải có tính cách này, không thể đảm bảo chất lượng với những người cẩu thả, thích "bay bổng".
Tính cách chú trọng kết quả: Một số tổ chức lại chú trọng vào kết quả công việc. Tính cách này có thể phù hợp đặc biệt với các tổ chức nhỏ, tại đó nhân viên phải làm nhiều việc và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của công việc. Các tổ chức lớn hơn ít áp dụng phương thức này hơn.
Tính cách chú trọng con người: Nhiều tổ chức cho rằng con người là tài liệu quan trọng nhất của doanh nghiệp và tin rằng tri thức, kinh nghiệm và sự sang tạo của nhân viên là nhân tố quyết định sự thành công của họ. Đối với các tổ chức này, con người được đặt vào trung tâm trong quá trình hoạch định và thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Tính cách chú trọng tập thể: Ngày nay các tổ chức càng ngày càng chú trọng vào xây dựng phong cách quản lý theo nhóm, đội.
Tính chất tương đồng trong công việc giúp các thành viên trong tổ chức dễ gần với nhau hơn, các thành viên luôn cố gằng duy trì tinh thần đồng đội và hịêu quả làm việc của nhóm. Những tổ chức nhỏ hay các bộ phận của các công ty lớn có xu hướng xây dựng thành các nhóm làm việc.
Tính cách chú trọng sự nhiệt tình của người lao động: Nhiều tổ chức cho rằng, sự nhiệt tình của nhân viên chính là yếu tố quan trọng nhất của sự sáng tạo và nâng cao năng suất lao động. Những tổ chức như vậy thường có tính tự lực, tự cường cao, luôn kiên quyết trong cạnh tranh, tự lực tự cường trong việc bảo vệ thương hịêu của mình.
Tính cách chú trọng sự ổn định: Một trong những mục đích của các tổ chức là sự ổn định và phát triển. Nhiều tổ chức cho rằng sự tăng trưởng ổn định là chía khoá cho sự phát triển bền vững của tổ chức. Phát triển chậm, không phát triển hay phát triển nóng được coi là dấu hịêu của sự suy thoái. Lý tưởng là những động lực, giá trị, ý nghĩa cao cả, sâu sắc, giúp con người cảm thông, chia sẽ và dẫn dắt họ trong nhận thức. cảm nhận và xúc động trước sự vật và hiện tượng. Lý tưởng của tổ chức có thể là sứ mạng là lợi nhuận, là đỉnh cao công nghệtrong khi lý tưởng của nhân viên là kiếm được nhiều tiền, là danh phận.Do vậy, nhiều tổ chức đã cố kết hợp lý tưởng của tổ chức và của nhân viên làm một qua thoả mãn các nhu cầu của nhân viên. Niềm tin là khái niệm đề cập đến mọi người cho rằng thế nào là đúng là sai. Niềm tin khác lý tưởng ở chỗ, nó hình thành một cách có ý thức, được xét đoán và rõ ràng, trong khi lý tưởng thì khó giải thích hơn, lý tưởng có thể đến từ sau trong tiềm thức. Niềm tin được hình thành từ ở mức độ nhận thức đơn giản trong khi lý tưởng được hình thành không chỉ ở niềm tin mà con bao gồm cả các giá trị về cảm xúc và đạo đức của họ. Xây dựng niềm tin trong doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý phải có trình độ kiến thức và kinh nghiệm. Chuẩn mực đạo đức là quan niệm của mỗi nhân viên về các giá trị đạo đức.