Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

  • Môi trường kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế của thị trưòng xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng , do đó có ảnh hưởng đến hoạt đông xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát , tình hình lãi xuất.

  • Môi trường luật pháp

Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.

  • Môi trường văn hoá xã hội

Đặc điểm và sự thay đổi của văn hoá – xã hội của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghệp.

  • Môi trường cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩu nhất định. Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình.

Các nhân tố khách quan:

Mỗi doanh nghiệp, công ty đều hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh tạo những tiền đề thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng môi trường kinh doanh không thuận lợi sẽ mang lại cho doanh nghiệp không ít khó khăn Sau đây là một số công cụ mà các quốc gia thường sử dụng để quản lý, hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của quốc gia mình.

  • Thuế quan.

Thuế quan là công cụ quản lý chính của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu của quốc gia mình. Thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý hoạt động xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho quốc gia mình đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả cảu hoạt động xuất khẩu, góp phần bảo vệ cho sự phát triển sản xuất của hàng hoá trong nước. Nếu chính phủ muốn khuyến khích xuất khẩu một mặt hàng nào đó, họ sẽ giảm thuế xuất khẩu nhằm mục đích cho nhiều nhà doanh nghiệp hơn tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Còn ngược lại nếu hạn chế xuất khẩu một mặt hàng nào đó, chính phủ sẽ tăng thuế, điều này sẽ hạn chế lượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này.

  • Hạn ngạch xuất khẩu.

Hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá. Hạn chế hạn ngạch xuất khẩu là những quy định của chính phủ về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một số mặt hàng được phép xuất khẩu từ thị trường nội địa trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép. Cũng như thuế quan, chính sách về hạn ngạch xuất khẩu nhằm quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp có hiệu quả hơn.

  • Trợ cấp xuất khẩu.

Trợ cấp xuất khẩu là một trong những biện pháp có tác dụng mở rộng thúc đẩy xuất khẩu đối với những mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Biện pháp này được áp dụng vì khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài thì sự rủi ro cao hơn nhiều so với tiêu thụ trong nước. Việc trợ cấp xuất khẩu cho các mặt hàng được thể hiện dưới nhiều hình thức: trợ giá, miễn giảm thuế xuất khẩu, giảm lãi vốn vay cho hoạt động xuất khẩu…

  • Nhân tố chính trị – pháp luật

Đây là nhân tố hoàn toàn khách quan đối với doanh nghiệp. Các nhà xuất khẩu luôn phải chú ý đến các yếu tố về chính trị pháp luật như:

* Các quy định của nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế.

* Các hiệp định thương mại mà quốc gia tham gia.

* Các quy định nhập khẩu hàng hóa của quốc gia mà mình tham gia hoạt động xuất khẩu.

* Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới xuất khẩu như luật bảo hiểm quốc tế, luật vận tải quốc tế, các quy định về giao nhận ngoại thương…