Ngành hàng không của Nhật đang chứng kiến sự sụt giảm về số lượng khách du lịch cũng như hàng hóa vận chuyển, ngành công nghiệp hàng không Nhật Bản đang trong tình trạng khủng hoảng: Japan Airlines thua lỗ 63 100 triệu yên, All Nippon Airways thua lỗ 4 200 triệu yên, có 6 hãng hàng không bị thua lỗ trong năm 2008. JAL là hãng hàng không lớn nhất của khu vực châu Á (tính theo doanh số) và được thành lập vào năm 1951, JAL vận chuyển ít nhất 45 triệu hành khách trong năm 2009. Trong nửa đầu của năm tài khóa 2009, JAL đã thua lỗ 131 tỷ Yên (khoảng 1,5 tỷ USD) vì ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Tháng 1/2010 Chính phủ Nhật Bản đã phải ban hành một đạo luật đặc biệt để tránh việc phá sản của JAL.
Trong điều kiện kinh doanh khó khăn, các công ty hàng không đã thực hiện giảm giá trong mùa cao điểm, cắt giảm lương nhân viên và thực hiện các biện pháp khác nhau nhằm đối phó với khủng hoảng. Các doanh nghiệp đang trông chờ năm 2010 khi một số đường bay tại sân bay Narita và Haneda được mở rộng cộng với giá nhiên liệu giảm, đồng yên lên giá thì sẽ làm cho lượng khách du lịch nước ngoài tăng lên. Đường sắt Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, mặc dù ngành đường sắt đã giảm giá vé nhưng nhu cầu đi lại của người dân Nhật vẫn không cải thiện. Năm 2001 các công ty đường sắt bắt đầu cung cấp dịch vụ sử dụng thẻ IC và tiền điện tử. Mức độ tiện lợi đã được tăng lên nhiều. Do dân số ngày càng giảm, các doanh nghiệp đường sắt phải giảm nhân viên, việc áp dụng thẻ và tiền điện tử sẽ ngày một tăng trên nước Nhật.
Tóm lại các ngành dịch vụ vận tải của Nhật phát triển rực rỡ trong quá khứ, thì những năm gần đây đang chứng kiến một sự sụt giảm về doanh thu và đang gặp khó khăn. Nguyên nhân là do nền kinh tế Nhật ngày càng sa sút, sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và vấn đề dân số già. Trước tình hình đó các công ty logistics Nhật Bản đang cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh ra phạm vi trên toàn thế giới.