Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam ngày càng được nâng cao, các bậc cha mẹ giờ đây cũng đã có điều kiện chăm sóc, giáo dục con cái một cách khoa học hơn, toàn diện hơn, chú trọng dạy các con những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống ngay từ lứa tuổi mầm non, trong đó kỹ năng giao tiếp bằng anh văn thiếu nhi được các cha mẹ hết sức lưu tâm.

Nắm bắt được “tâm lý đám đông”, rất nhiều trung tâm anh ngữ đã mở các khóa học anh văn thiếu nhi với những lời quảng cáo, tư vấn vô cùng hấp dẫn, thu hút đông đảo phụ huynh đến tìm hiểu và đăng ký cho các con theo học. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những lo ngại về tính hiệu quả khi cho con em tham gia các khóa học anh văn thiếu nhi tại trung tâm. Thực hư thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu, phân tích trong bài viết sau đây.

1. Nên cho trẻ học anh văn khi nào?

Thực tế rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học được tiến hành trong nhiều năm (tất nhiên là với những nhà khoa học vô cùng uy tín) đã chỉ ra rằng: Việc trẻ có khả năng phân biệt ngôn ngữ của mẹ hay dùng và ngoại ngữ (ngôn ngữ thứ 2) từ tuần thứ 30 của thai kỳ. Những phát triển các tế bào não bộ liên quan đến ngôn ngữ sẽ tiếp tục giúp trẻ nhận biết môi trường ngôn ngữ bên ngoài. Vào lúc sinh, trẻ có thể đáp ứng lại những gì trẻ vừa nghe. Trong các nghiên cứu về não bộ và ngôn ngữ, trẻ phát triển nhận biết các nguyên âm (a, e, i, o) trước, sau đó một số phụ âm đơn giản (b, n, d,..) và phụ âm ghép (ph, nh, kh,…).

Trẻ có sự phân biệt rất rõ ràng về khác biệt về ngữ âm giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ, ngay cả người lớn học và sử dụng ngoại ngữ nhiều năm đôi lúc sẽ có 1 vài sai sót, nhưng đối với trẻ là không có sự sai sót. Một trở ngại duy nhất là phải đến 3 tuổi trẻ mới phát triển tương đối khả năng nhận thức đầy đủ và sử dụng tốt các ngữ âm mặc dù tất cả những chuẩn bị như phân biệt ngữ âm điều đã sẵn sàng. Do đó, theo các chuyên gia ngôn ngữ, 3 tuổi mới thực sự là thời điểm học ngôn ngữ thứ 2 sau khi bé đã hoàn thiện hiểu về ngôn ngữ thứ 1 (tiếng mẹ đẻ). 

Như vậy, có thể thấy việc dạy tiếng anh cho trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là một quyết định rất đúng đắn của các bậc cha mẹ, tạo bệ phóng để các con có thể thoải mái tự tin “bắn” ngoại ngữ như gió trong tương lai. Bám vào những nghiên cứu khoa học trên, các trung tâm anh ngữ cũng “kịp thời” khai giảng các khóa học anh văn thiếu nhi đáp ứng yêu cầu học và làm quen với tiếng anh của các cháu thiếu nhi. Tuy nhiên, số lượng có đi với chất lượng hay không, và trẻ muốn giỏi tiếng anh thì có nhất thiết phải học ở trung tâm hay không ?

Dạy anh văn thiếu nhi cho bé là điều cần thiết

2. Trung tâm anh ngữ: Ưu điểm và hạn chế    

a) Ưu điểm

Rõ ràng, việc định hướng cho trẻ học anh văn từ khi còn bé là rất đáng hoan nghênh, cho thấy các cha mẹ Việt Nam thời hiện đại đã có những thay đổi rõ rệt trong tư duy nuôi dạy con cái, tuy nhiên để hiện thực hóa được mục tiêu này mới là vấn đề hết sức nan giải. “Dạy con thế nào mới đúng?” là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi tìm hiểu các phương pháp dạy và học anh văn thiếu nhi. Rất may mắn cho chúng ta, các trung tâm anh ngữ đã tìm ra câu trả lời cho các phụ huynh. Và thực tế, các khóa học anh văn thiếu nhi tại trung tâm qua một thời gian đi vào hoạt động, đã cho thấy những kết quả tích cực. Vậy họ đã làm như thế nào?

Có thể thấy, ưu điểm lớn nhất của các khóa học anh văn đó là có giáo trình “đàng hoàng”. Được chắp bút bởi những giáo sư, nhà giáo uy tín trên thế giới. Các con được học theo một lộ trình cụ thể, rõ ràng và khoa học, trong đó “vừa học vừa chơi” chính là điểm cốt lõi mang lại thành công cho các khóa học này. Thông thường, trẻ sẽ có xu hướng tìm hiểu những thứ khiến các bé cảm thấy hứng thú, thoải mái nhất, do vậy dĩ nhiên không thể bắt ép trẻ phải “ này kia”, nhồi nhét ti tỉ thứ kiến thức vào đầu các bé được.

Trong quá trình theo học các lớp anh văn thiếu nhi, trẻ được tạo mọi điều kiện tốt nhất để làm quen với ngôn ngữ, trong từng trò chơi, từng hoạt động trẻ tham gia đều được lồng ghép khéo léo các kiến thức ngoại ngữ, dần dần hình thành cho trẻ phản xạ giao tiếp, thân thuộc với ngoại ngữ, và quan trọng hơn nữa là trong khi chơi, trẻ có thể có những phát hiện về ngôn ngữ – những phát hiện “tự thân” này sẽ được lưu giữ tốt hơn trong trí nhớ của trẻ so với những gì chỉ đơn thuần được “truyền đạt” bởi giáo viên.

Đây là một quá trình hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên, cha mẹ cũng cần phải xác định là lứa tuổi mầm non là giai đoạn trẻ tiếp xúc, hình thành các phản xạ về ngoại ngữ, chứ không phải là cứ cho con đi học trung tâm là sẽ nói như gió. Điểm mấu chốt ở đây chính là tạo lập môi trường để trẻ phát triển tối đa khả năng phản xạ ngoại ngữ của mình, làm cơ sở để các con học tốt ngoại ngữ trong tương lai, xa hơn nữa là để các con có một sự nghiệp vững vàng với trình độ ngoại ngữ “rất gì và này nọ”, tự tin bước ra đời.

b) Hạn chế

Việc cho các con học anh văn tại trung tâm, bên cạnh những lợi ích và hiệu quả đã rõ như ban ngày, thì vẫn còn đâu đó những hạn chế, và những hạn chế này đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cũng như chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại các trung tâm anh ngữ hiện nay.

giáo viên trung tâm đang dạy tiếng anh cho trẻ em

Học phí: đây có thể nói là vấn đề muôn thuở và tất nhiên là ảnh hưởng rất lớn đến mong muốn cho con tiếp xúc với anh văn thiếu nhi. Thực tế cho thấy hầu hết mức học phí cho các lớp anh văn thiếu nhi không hề rẻ, lên đến cả chục triệu đồng một tháng, không phải phụ huynh nào cũng có đủ khả năng tài chính để bỏ ra từng ấy tiền cả.

Chất lượng: các lớp học anh văn tại trung tâm ngày nay không thiếu, rất đa dạng và trải đều qua các lứa tuổi. Tất nhiên có những trung tâm thật sự uy tín, vì tương lai của con trẻ thì tất nhiên cha mẹ sẽ không phải quá lo lắng về chất lượng làm gì. Tuy nhiên thực tế cho thấy bên cạnh những trung tâm tốt lại là một cơ số các trung tâm anh ngữ chạy theo lợi nhuận, mở lớp theo phong trào, chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà không đầu tư và không biết cách dạy cho trẻ thiếu nhi học ngoại ngữ. Nếu bạn “đen” mà dính phải các trung tâm này thì thật là tai hại, và điều đáng nói là những trung tâm kiểu này thì không hề ít.

Kết luận

Vui chơi và học hỏi là nhu cầu tự nhiên của mọi đứa trẻ, chính vì thế, khi bố mẹ thực sự dành thời gian chất lượng cho con mỗi ngày để hiểu cá tính, sở thích, mong muốn của con thì không chỉ riêng việc học tiếng Anh mà trong mọi vấn đề khác liên quan đến con bố mẹ cũng sẽ đều tìm ra một “bài toán” phù hợp nhất để đồng hành cùng con vào lúc con sẵn sàng nhất, điều đó quan trọng hơn rất nhiều việc phải suy tính cho các con “học trung tâm” hay “không học trung tâm”.