Lịch sử hình thành Tập đoàn Mitsubishi là một ví dụ điển hình của mô hình Keiretsu. Tập đoàn này được xây dựng trên cơ sở nền tảng là ngân hàng Mitsubishi và các công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng chủ chốt của nền kinh tế Nhật Bản. Tiền thân của Mitsubishi là một công ty tàu biển được thành lập vào tháng 10/1870 có tên là Tsukumo Shokai. Công ty này sau đó đã nhanh chóng phát triển với tốc độ chóng mặt, với nhiều tên gọi khác nhau như Mitsukawa, Mitsubushi, Mitsubushi Steamship và Yubin Kisen Mitsubushi. Biểu trưng hình ba viên kim cương của công ty cũng ra đời vào năm này. Lĩnh vực hoạt động Năm 1885, một cuộc khủng hoảng về chính trị đã khiến Misubishi phải sáp nhập với một công ty khác và đổi tên thành Nippon Yusen (NYK line). Mất trắng công ty, Yataro – người sáng lập nên công ty này đã thành lập hàng loạt công ty khác, là nền móng cho hàng trăm năm lịch sử của Mitsubishi. Một vài năm sau, công ty đã tạo được một vị thế vững chắc trong ngành khai thác khoáng sản và đóng tàu, đồng thời vươn rộng ra các lĩnh vực khác nhau như kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm, đồ gia dụng…
Năm 1893, Mitsubishi được chia thành các bộ phận bán tự chủ về tài chính, tập trung vào từng lĩnh vực như kinh doanh ngân hàng, marketing, bất động sản, khai thác khoáng sản, đóng tàu… Nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ chóng mặt trong những thập niên 1950 và 1960. Tập đoàn Mitsubishi, một thành phần quan trọng của nền kinh tế cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó, đồng thời nhanh chóng vươn sang một số lĩnh vực khác. Sự ra đời của hàng loạt các công ty con như: Mitsubishi Petrochemical. Mitsubishi Atomic Power Industries (năng lượng nguyên tử), Mitsubishi Liquefied Petroleum Gas (hoá lỏng dầu khí)…càng khẳng định tên tuổi và vị thế của Mitsubishi tại Nhật Bản. Cũng trong thời gian này, Mitsubishi tập trung phát triển công nghệ của hàng loạt nhà máy trong đó dành ưu tiên hàng đầu cho phát triển công nghệ không gian, hàng không, hải dương học, truyền thông máy tính và chất bán dẫn. Việc tham gia vào thị trường tiêu dùng và dịch vụ càng khẳng định hơn nữa tầm vóc của Mitsubishi trong giai đoạn cuối thập niên 1960.
Thành công nối tiếp thành công, đến năm 1970, tổ hợp công nghiệp nặng Mitsubishi Heavy Industries tách riêng bộ phận chế tạo và phát triển xe hơi thành một công ty độc lập lấy tên là Mitsubishi Motors. Cũng trong năm này, Mitsubishi thành lập Viện nghiên cứu Mitsubishi. Trong suốt 30 năm qua, Mitsubishi đã không ngừng nỗ lực để giữ vững vai trò chủ chốt trong nhiều ngành công nghiệp Nhật Bản. Không chỉ có vậy, bằng những chiến lược cụ thể và táo bạo, hiện nay Mitsubishi đã có mặt trên 100 quốc gia và được người tiêu dùng trên toàn thế giới hết sức tín nhiệm. Tính đến năm 2005, Mitsubishi đã đầu tư và kinh doanh ở hơn 32 lĩnh vực khác nhau. Ngoài những lĩnh vực kể trên, Mitsubishi đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các hoạt động mới như: hoá chất, xây dựng, tư vấn và nghiên cứu, chăm sóc người cao tuổi, môi trường, thực phẩm, khách sạn, viễn thôn g và công nghệ thông tin, bảo hiểm, năng lượng, giấy, các vật liệu như cao su, sứ, thuỷ tinh, đồ dệt may, du lịch… Quá trình phát triển Mitsubishi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của nền công nghiệp Nhật Bản. Năm 1937, Mitsubishi trở thành một Tập đoàn cổ phần. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vào tháng 10/1945, quân đồng minh bắt đầu tiến hành giải thể các Tập đoàn, hay còn gọi là Zaibatsu trong lãnh thổ Nhật Bản. Đến tháng 10/1946, Mitsubishi chính thức bị giải thể thành hàng trăm công ty lớn nhỏ. Đầu thập niên 1950, quân đồng minh bắt đầu dỡ bỏ lệnh cấm thành lập và điều hành Tập đoàn, đồng thời khuyến khích việc tái thiết lập các Tập đoàn đã bị giải thể sau chiến tranh. Những công ty trực thuộc Mitsubishi sau một thời gian tẩy chay tên tuổi và biểu trưng của công ty nay lại sử dụng cái tên này. Đến năm 1954, hơn 100 trong số các công ty này đã chính thức sát nhập với nhau để có thể cùng tồn tại và phát triển. Hiện nay, Tập đoàn Mitsubishi hoạt động tại hơn 100 quốc gia trên thế giới với hơn 500 công ty thành viên và khoảng 60.000 nhân viên.
Học phí trường quốc tế thường là mối bận tâm lớn đối với phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên,…
Các trường mầm non tốt nhất TPHCM không chỉ tập trung vào giáo dục kiến thức mà còn đầu tư…
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đã trở thành một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo sự…
Việc chọn trường quốc tế cho bé là một quyết định quan trọng với nhiều phụ huynh, đặc biệt là…
Dạy trẻ kỹ năng sống tự lập không chỉ giới hạn ở những bài học lý thuyết hay hoạt động…
Với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục, các lớp học ngoại khóa đang ngày càng trở nên…