Categories: Du học

Quy mô dân số ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động

 

Có thể thấy, trong những năm đổi mới, Việt Nam không chỉ đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội, mà trong lĩnh vực dân số cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những kết quả của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình như giảm đáng kể tỷ lệ tăng dân số, tăng cường nhận thức về chăm sóc và nâng cao chất lượng dân số, chăm lo phát triển nguồn lực con người… đã có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhìn khái quát, dân số nước ta hiện nay có một số đặc điểm cơ bản sau:

        Quy mô dân số lớn, phát triển nhanh. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2002, Việt Nam có 80 triệu dân, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới; mật độ dân số là 242 người/km2. Năm 2007 tổng dân số Việt Nam là 85,3 triệu người. Dự báo đến năm 2020 quy mô dân số sẽ đạt khoảng 100 triệu và đến năm 2050 sẽ lên đến khoảng 123,7 triệu người. Chính vì thế mà Việt Nam đứng thứ 62 về diện tích, nhưng đứng thứ 11 về dân số và đứng thứ 40 về mật độ dân số trên thế giới. Cũng chính vì thế mà nhiều chỉ tiêu bình quân đầu người của Việt Nam còn đứng ở thứ hạng thấp trên thế giới, thấp xa so với thứ hạng về dân số (đứng thứ 146/185 về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái, thứ 122/177 về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương).

Dân số Việt Nam tương đối trẻ với tốc độ tăng tự nhiên hằng năm cao( thời kỳ 1960 – 1986 là 2,2%; 2000 – 2002 là 1,35; 2003 – 2004 là 1,35%; năm 2007 là 1,23%). Nói một cách hình tượng là mỗi năm nước ta tăng thêm dân số của một tỉnh trung bình. Năm 2007 tỷ lệ thanh niên trong nhóm 15-29 tuổi chiếm 47,5% tổng số người trong tuổi lao động. Dân số trẻ về lâu dài là một thế mạnh, song trước mắt sẽ bất lợi về kinh tế , do số người phải nuôi dưỡng (trẻ em) trên một lao động cao hơn các nước khác, kéo theo đó là những khó khăn về việc làm, giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác.

        Cơ cấu dân số theo giới tính: mặc dù về tổng số thì tỷ trọng nữ nhiều hơn nam (50,85% so với 49,15%), nhưng chủ yếu là lứa tuổi từ 35 – 40 trở lên, còn lứa tuổi thấp hơn, đặc biệt là giới tính của trẻ em mới sinh thì nam giới đang nhiều hơn so với nữ giới. Năm 2007 so với 1995, trong khi nam giới tăng 18,8% thì nữ giới chỉ tăng 17,8%, trong đó có nhiều năm tốc độ tăng của nam giới cao hơn so với nữ giới. Tình hình trên có nguyên nhân từ tư tưởng trọng nam khinh nữ còn tồn tại khá nặng nề trong một bộ phận dân cư. Đây là điều cảnh báo về tình trạng mất cân bằng về giới tính trong tương lai không xa. Đây cũng là khía cạnh cần quan tâm trong việc đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Giáo Dục

Cách chọn các lớp học ngoại khóa phù hợp cho con bạn

Với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục, các lớp học ngoại khóa đang ngày càng trở nên…

18 hours ago
  • Giáo Dục

Phụ huynh đánh giá cao điều gì ở các trường mầm non song ngữ Thủ Đức?

Trong thời đại mà việc giáo dục trẻ nhỏ ngày càng được quan tâm, các trường mầm non song ngữ…

1 week ago
  • Giáo Dục

Top 10 lý do các chương trình đào tạo và phát triển tạo động lực làm việc cho nhân viên

Trong môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh, tạo động lực làm việc cho nhân viên là yếu tố…

4 weeks ago
  • Giáo Dục

7 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một yếu tố thiết yếu giúp định hình bản sắc…

1 month ago
  • Du lịch

Trường quốc tế Sài Gòn: Sự khác biệt trong giáo dục hiện đại

Trong bối cảnh nền giáo dục hiện đại ngày càng phát triển, việc chọn một ngôi trường phù hợp với…

2 months ago
  • Giáo Dục

Những câu hỏi thường gặp về trường mầm non song ngữ quận 7

Hiện nay, những trường mầm non song ngữ Quận 7 là lựa chọn phổ biến của nhiều phụ huynh taị…

2 months ago