Hiện nay, tiếng anh cho trẻ em trở nên rất phổ biến, các bậc phụ huynh thường cho con em mình học tiếng anh từ khi còn nhỏ. Nhưng có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề này. Nên cho trẻ bắt đầu làm quen và học tiếng anh từ độ tuổi nào? Phương pháp học nào là phù hợp với lứa tuổi của bé? Nếu bạn là phụ huynh và đang băn khoăn trong việc tìm hiểu các khóa học tiếng anh cho trẻ, dưới đây là một số lời khuyên mà bạn có thể tham khảo.

Những điều cần biết khi cho trẻ em học tiếng anh

Có nên cho trẻ học tiếng anh từ sớm?

Giai đoạn mầm non là giai đoạn tốt nhất để bắt đầu cho bé học tiếng anh một cách có kế hoạch. Trẻ em ở lứa tuổi này đã có nhận biết, hiểu và phát âm ngoại ngữ một cách chuẩn xác nhất. Còn trẻ em ở lứa tuổi từ 3 đến 5, nên cho các em học tiếng anh một cách thụ động, cho bé tiếp xúc dần qua hoạt động hằng ngày mà không phải ép buộc. Hầu hết các trẻ học tiếng anh ở giai đoạn lứa tuổi mầm non đều có khả năng nói tiếng anh như người bản ngữ

Trẻ có bị rối loạn ngôn ngữ khi học tiếng anh từ sớm không?

Câu trả lời là không! Trẻ em trên toàn thế giới đều có thể học hơn 1 ngôn ngữ mà không gặp vấn đề gì trong quá trình phát triển các ngôn ngữ của trẻ. Theo trung tâm nghiên cứu trẻ em Yale cho biết rằng, trẻ em hiểu được 2 ngôn ngữ có khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt hơn so với trẻ em hiểu được 1 ngôn ngữ. Sự thông thạo ngôn ngữ là yếu tố quan trọng giúp phát triển não bộ của trẻ.

Trẻ chưa biết viết học tiếng anh được không?

Muốn học môn ngữ, việc đầu tiên là phải hình thành kỹ năng nghe, nói và nhận diện mặt chữ để từ đó giúp phát triển khả năng đọc và viết. Với các bé trong độ tuổi từ 4 – 6 thì việc có môi trường cho bé tiếp xúc với tiếng anh qua nghe – nói giúp hình thành phản xạ tự nhiên quan trọng hơn nhiều việc cho trẻ tập viết chữ.

Trẻ học tiếng anh đã 3 năm nhưng vẫn không nói được nhiều, vì sao?

Điều này có thể là do môi trường trẻ học không được tiếp xúc với tiếng anh nhiều hoặc là phương pháp dạy chưa đúng. Vì thế, các bậc phụ huynh nên hiểu rằng, trẻ em sẽ học một cách tự nhiên, không nên nhồi nhét quá nhiều, trong quá trình giảng dạy cần sử dụng 100% tiếng anh nhằm tạo ra cho trẻ một môi trường như tiếng mẹ đẻ để dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Nên cho trẻ bắt đầu học tiếng anh với giáo viên Việt Nam hay giáo viên nước ngoài

Nếu được thì nên chọn cả 2. Bởi giáo viên nước ngoài sẽ giúp bé hình thành tốt kỹ năng phát âm cũng như tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng anh. Đồng thời giáo viên Việt Nam cũng cần luôn theo sát bé để nắm bắt được khả năng tiếp thu của bé, giúp bé tương tác trong các hoạt động lớp theo đúng yêu cầu cũng như việc luyện tập tiếng anh được hiệu quả hơn.

Làm thế nào để kích thích sự ham học tiếng anh của bé?

Đối với việc dạy tiếng anh cho trẻ em, phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp học mà chơi, chơi mà học để kích thích việc học ngoại ngữ của trẻ. Dạy và học thông qua trò chơi, bài hát hoặc các bộ phim hoạt hình bằng tiếng anh sẽ giúp bé học hiệu quả hơn và không bị nhàm chán. 

Phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp học mà chơi, chơi mà học

Bất kỳ cái gì cũng có thể biến thành trò chơi, đôi khi chẳng cần liên quan gì đến môn học. Bạn có thể cho bé nghe phát âm chuẩn từ các mẩu truyện cổ tích trên internet, phim hoạt hình hay các bài hát, phần mềm dạy tiếng anh. Điều quan trọng nhất là khối lượng kiến thức và thời lượng buổi học phải phụ thuộc vào độ tuổi và sự hứng thú của trẻ

Trẻ học tiếng anh với phương pháp như thế nào là hiệu quả?

Dựa theo tâm lý và độ tuổi của bé để nhận diện được các yếu tố như: dễ mất tập trung, hay quên, giỏi bắt chước, ham học hỏi, tò mò,…mà các nhà giáo dục Mỹ đã xây dựng chương trình tiếng anh cho trẻ em độ tuổi mầm non dựa trên 3 phương pháp đó là:

Phương pháp tiếp cận tiếng anh thông qua nghe: nghe và lặp lại những gì nghe được là cách giúp bé có được phát âm chuẩn, thông qua đó học sinh có khả năng tự sửa và luyện tập hằng ngày. 

Phương pháp thiết lập thói quen hàng ngày: phương pháp này rất tốt cho sự phát triển bộ nhớ của é. Sự lặp đi lặp lại một hành động, nghi thức, câu nói là cách bạn đang kích thích trí não bé hoạt động và ghi nhớ những điều cần thiết.

Phương pháp tiếp cận tương tác: bao gồm việc học tập tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh và học sinh với công nghệ trong quá trình học nhằm tăng cường luyện tập hai kỹ năng nghe và nói.

>>>> Xem thêm: Phương pháp học tiếng anh thiếu nhi qua phim hoạt hình