Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Nguyên nhân của hiện tượng thất nghiệp trong thời gian qua tại Việt Nam

 

Hiện tượng thất nghiệp xảy ra như là quy luật của nền kinh tế nhưng việc nhận

thức và tìm hiểu những nguyên nhân là một vấn đề hết sức quan trọng trong giảm

thiểu tỷ lệ thất nghiệp nói riêng cũng như tạo tiền đề phát triển kinh tế nói chung. Có

thể thấy hai nguyên nhân chủ yếu của thất nghiệp mà Việt Nam cũng gặp phải như ở

các nước khác:

 

* Thất nghiệp do có sự không tương hợp (Thất nghiệp do kết cấu): diễn ra khi

có sự không tương hợp giữa kỹ năng và địa điểm mà những việc đang khuyết người

làm đòi hỏi kỹ năng và chỗ ở hiện tại của những cá nhân thất nghiệp.

 

– Do tính không linh hoạt của các tiền lương tương đối. Mức tiền lương tối thiểu

có khi lại giảm sút so với mức tiền lương trung bình. Mức tiền lương cứng nhắc

không tạo được điều kiện giải quyết việc làm thường đi đôi với hiện tượng các doanh

nghiệp sử dụng quỹ lương hạn chế nên xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là tất yếu.

Đáng chú ý nhất là thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường hay còn gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng

thị trường và cao hơn mức lương cân bằng. Sự thể hiện được thông qua mô hình sau:

 

Khoảng cách giữa hai đường cung biểu thị con số thất nghiệp tự nguyện (EF

hoặc BC). Đường LD là đường cầu lao động, do nhu cầu lao động của các doanh

nghiệp quyết định.

 

Do thiếu đào tạo nghiệp vụ. Những việc thiếu người làm thường là những việc

có những đòi hỏi về các kỹ năng đặc thù; thể hiện là sự thiếu thông tin trong việc

nhận thức đòi hỏi của thị trường lao động (cung lao động không phù hợp do có sự

mất cân đối của đào tạo với yêu cầu của công việc). Bên cạnh đó các hãng lại không

muốn đào tạo và đào tạo lại công nhân của mình vì sợ công nhân sẽ rời bỏ hãng.

 

– Sự phân bố không hợp lý của lực lượng lao động giữa vùng lãnh thổ cũng như

giữa các ngành, các lĩnh vực. Những lao động có kỹ năng nhất định phân phối không

tương xứng với ngành nghề thích hợp gây ra sự thiếu ở nơi này nhưng lại thừa ở nơi

khác.

 

– Sự phân biệt đối xử đối với lực lượng lao động. Một số chủ doanh nghiệp lại

không muốn thuê mướn phụ nữ, người thiểu số hay vị thành niên, đẩy số lao động

này vào tình trạng thất nghiệp trong thời gian dài …

 

* Thất nghiệp do cọ sát (do luân chuyển) và việc đi tìm công ăn việc làm: là

hiện tượng thất nghiệp xảy ra khi có sự luân chuyển lao động. Bởi lực lượng lao động

không ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn di chuyển theo lãnh thổ cũng như giữa các

ngành các lĩnh vực.

 

– Kinh tế học về sự khước từ công việc làm. Một người khi gia nhập vào lực

lượng lao động không đơn giản là tìm ngay được một công việc thích hợp hay chấp

nhận một công việc mà lần đầu tìm thấy cho nên anh ta sẽ di chuyển để tìm cho mình

một công việc thích hợp và mức lương tương xứng.

 

– Sự điều chỉnh của Chính phủ đối với lực lượng lao động bằng hàng loạt các

chính sách về tiền lương hay đào tạo hoặc phân vùng … đôi khi không phù hợp

thường gây ra thất nghiệp ngoài mong muốn …

 

* Ngoài ra, các chính sách khác của Chính phủ như: Chính sách tài khoá, sự

điều chỉnh lạm phát … tác động ngược chiều với sự giảm của tỷ lệ thất nghiệp hay

việc đầu tư mất cân đối cũng gây ra sự dư thừa lao động trong nền kinh tế …