Khái niệm logistics Nhật Bản Theo Viện Hệ thống logistics Nhật Bản (Japan Institute of Logistics Systems- JILS)(2006): Logistics là việc quản lý đồng bộ các hoạt động như mua sắm, sản xuất, kinh doanh và phân phối theo nhu cầu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị của doanh nghiệp bằng cách làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng thông qua việc cắt giảm lượng hàng tồn kho, giảm tối đa sự vận chuyển để giảm chi phí cung ứng. Như vậy, khái niệm logistics của Nhật Bản thuộc nhóm định nghĩa thứ hai (theo cách phân chia về cách hiểu dịch vụ logistics như ở chương 1), dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Quá trình phát triển của ngành logistics Nhật Bản Theo Hikaru Kajita (2000) quá trình phát triển của logistics Nhật Bản trải qua các giai đoạn: phân phối vật chất, hệ thống Logistics, chuỗi cung ứng. Cách phân chia này trùng cách phân chia của Ủy ban Kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and Pacific) của Liên Hiệp quốc (chương 1).
Phân phối vật chất: Giai đoạn này kéo dài khoảng 30 năm sau chiến tranh thế giới thứ II. Hoạt động logistics lúc này bao gồm các hoạt động riêng lẻ như: phân phối hàng hóa từ dây chuyền sản xuất tới khách hàng, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa, lưu kho, đóng gói bao bì, kiểm kê hàng tồn kho, lựa chọn kho hàng, dự đoán thị trường, dịch vụ khách hàng. Trong giai đoạn này, tại Nhật đã bắt đầu hình thành những nền tảng khoa học cho ngành logistics. Năm 1957: Thành lập Trung tâm Nghiên cứu các hoạt động khoa học Năm 1960: Hiệp hội quản lý Nhật Bản thành lập Nhóm công nghệ phân phối Năm 1965: Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch kinh tế đã ban hành "Kế hoạch phân phối vật chất mới".
Hệ thống logistics Thập niên 70: Mở rộng thị trường logistics Thập niên 80: Một số công ty hàng đầu Nhật Bản đã đáp ứng được sự thay đổi của thị trường Năm 1992: Từ phân phối vật chất chuyển sang logistics 2.3.Chuỗi cung ứng Năm 1985: Bắt đầu bãi bỏ thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, cáp, sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất Tháng 12/1989: Bãi bỏ phiếu vận tải một phần Đầu 1990: Phản ứng nhanh trong ngành công nghiệp may mặc Năm 1992: Ứng dụng chuỗi cung ứng trong công nghiệp thực phẩm chế biến
Dạy trẻ kỹ năng sống tự lập không chỉ giới hạn ở những bài học lý thuyết hay hoạt động…
Với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục, các lớp học ngoại khóa đang ngày càng trở nên…
Trong thời đại mà việc giáo dục trẻ nhỏ ngày càng được quan tâm, các trường mầm non song ngữ…
Trong môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh, tạo động lực làm việc cho nhân viên là yếu tố…
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một yếu tố thiết yếu giúp định hình bản sắc…
Trong bối cảnh nền giáo dục hiện đại ngày càng phát triển, việc chọn một ngôi trường phù hợp với…