Mục tiêu quan trọng của các chương trình giáo dục mầm non là giúp trẻ có được các kỹ năng xã hội và các kỹ năng liên quan đến học tập. Khi trẻ được theo học mầm non, nhà trường sẽ định hướng cho các em tới sự phát triển lành mạnh hơn. Bố mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra những lý do mà chương trình mầm non thực sự đáng để đầu tư nhé.
Phát triển về mặt tình cảm và xã hội
3 tuổi là độ tuổi phù hợp để các bé dành thời gian xây dựng mối quan hệ với những người lớn hoặc bạn bè bên ngoài gia đình. Để có thể bắt đầu học tập tại trường, một đứa trẻ cần cảm thấy được chăm sóc và an toàn với giáo viên. Các chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao sẽ nuôi dưỡng mối quan hệ giữa trẻ em, giáo viên và cha mẹ. Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kết nối cá nhân chặt chẽ với từng bé trong trường.
Giáo viên mầm non xây dựng kết nối với từng học sinh trong lớp
Bạn có thể tham khảo Trường Quốc tế Việt Úc (VAS), một trong những trường đào tạo bậc mầm non và đứng top đầu những ngôi trường quốc tế đạt chuẩn chất lượng được TPHCM công nhận.
Trẻ em phát triển tốt khi có sự thống nhất và kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ở các trường mầm non, đặc biệt là trường quốc tế, giáo viên luôn đề cao sự có mặt của phụ huynh và tôn trọng các mục tiêu nuôi dạy của họ. Do đó bố mẹ sẽ nhận được báo cáo hàng ngày về các hoạt động của trẻ và các cuộc họp định kỳ cho các cuộc hội thảo chuyên sâu.
Bố mẹ có tầm quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường để phát triển học sinh mầm non
Trẻ nhỏ học các kỹ năng xã hội và kiểm soát cảm xúc khi được trải nghiệm thực tế. Trẻ ở độ tuổi từ 3-4 học hỏi thông qua kinh nghiệm của mình và các giáo viên xung quanh. Giáo viên sẽ không tự động tham gia giải quyết xung đột của trẻ, vì họ nhận thức được rằng đâu là thời điểm vàng để trẻ tự giải quyết vấn đề của chúng và khi nào cần can thiệp. Thay vì làm trẻ xấu hổ, họ sẽ khuyến khích trẻ nhận thấy tác động và hậu quả của những hành vi đó.
Học cách chăm sóc bản thân và người khác
Khi trẻ học cách chăm sóc bản thân và giúp đỡ người khác, chúng sẽ ý thức được năng lực cũng như giá trị của bản thân và của người khác. Ở trường, giáo viên sẽ tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các công việc hay tình huống thực tế để trẻ có cơ hội giúp đỡ người khác, chẳng hạn như dọn bàn ăn vào giờ ăn xế hoặc tưới cây trong lớp. Khi học tại lớp, trẻ được định hướng kỷ luật hơn, ví dụ như phải rửa tay trước giờ ăn, tự cất đồ dùng cá nhân vào tủ của mình và cất đồ chơi trước khi chuyển sang hoạt động mới.
Trẻ mầm non rèn luyện được tính kỷ luật khi đi học tại trường
Trong suốt những năm học đầu tiên, phần lớn việc học của trẻ diễn ra dưới sự đồng hành của các bạn cùng trang lứa. Trong chương trình giáo dục mầm non, trẻ được làm quen với các kỹ năng cần thiết để hoạt động tốt trong lớp học. Ví dụ, trong các hoạt động nhóm, trẻ học cách tập trung vào giáo viên, lắng nghe các bạn khác nói và đợi đến lượt mình.
Thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức
Trong độ tuổi từ 3-5, vốn từ vựng của trẻ tăng từ 900 đến 2500 từ và các câu nói của trẻ trở nên phức tạp hơn. Hiểu được tầm quan trọng đó, giáo viên giúp trẻ mở rộng kỹ năng ngôn ngữ bằng cách đặt các câu hỏi kích thích tư duy và giới thiệu từ vựng mới trong các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, hay trong các hoạt động khác. Trẻ em có nhiều cơ hội để hát hay nói về những cuốn sách yêu thích và có cơ hội đóng vai hay tường thuật lại các câu chuyện đó.
Giáo viên mầm non giúp trẻ mở rộng kỹ năng ngôn ngữ
Phát triển kỹ năng vận động
Khi theo học mầm non, các bé sẽ có nhiều thời gian để vận động cơ thể qua các hoạt động ngoại khoá, điều đó cho phép trẻ khám phá môi trường của mình và thử thách bản thân theo những cách mới.
Trường mầm non thường tổ chức các trò chơi hằng ngày như chạy bộ, aerobic hay các hoạt động đòi hỏi kỹ năng khéo léo như xâu hạt chuỗi hay cắt giấy. Khi trẻ được thử thách thông qua nhiều hoạt động khác nhau, các bé sẽ phát triển nhanh hơn rất nhiều.
Trẻ mầm non có nhiều cơ hội vận động thể chất tại trường
Trẻ được theo học chương trình giáo dục mầm non sẽ được va chạm với nhiều thứ xung quanh, từ đó bộc lộ được khả năng tiềm ẩn sớm hơn. Do đó, việc đầu tư cho trẻ vào một môi trường chất lượng là điều đáng làm và cần xem xét kỹ lưỡng để mở ra con đường tương lai rộng mở.
Xem thêm: Phụ huynh cần chuẩn bị cho con vào lớp 1 như thế nào?